–Tên gọi khác: Đậu phụng, Lạc.
–Tên tiếng Anh: Peanuts, Groundnuts, Earthnuts, Pig nuts…
–Tên khoa học: Arachis hypogaea
ĐẬU PHỘNG: Tên khác là Peanuts. Hiện nay cây đậu phộng có khoảng 1000 giống khác nhau được trồng khắp các nước vùng nhiệt đới và khắp các vùng lãnh thổ Việt Nam. Đậu phộng là cây thân thảo đứng, sống quanh năm. Thân phân nhánh từ gốc, có các cành toả ra. Cụm hoa chùm ở nách, gồm 2-4 hoa nhỏ, màu vàng. Sau khi thụ phấn, cuống hoa dài ra, làm cho nó uốn cong cho đến khi quả chạm mặt đất, phát triển thành một dạng quả đậu trong đất dài 3-7 cm.
Giá trị dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu phộng |
|
Năng lượng |
570 kcal |
Carbohydrate |
21 g |
Đường |
0 g |
Chất xơ thực phẩm |
9 g |
Chất béo |
48 g |
Protein |
25 g |
Công dụng của đậu phộng: Đậu phộng rất giàu chất dinh dưỡng, cung cấp hơn 30 chất dinh dưỡng thiết yếu và dinh dưỡng thực vật . Đậu phộng là một nguồn tốt của niacin, folate, chất xơ,vitamin E, magiê và phốt pho
Đặc biệt, đậu phộng chứa hợp chất resveratrol có tính chống oxy hóa mạnh, làm tăng cholesterol tốt HDL giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, máu huyết lưu thông tốt, da dẻ hồng hào. Đậu phộng có thể sử dụng trực tiếp bằng cách luộc hoặc rang. Đối với hạt đậu phộng tách vỏ là hạt dầu béo được chế biến thành các món ăn ngon như: đậu rang muối, muối đậu, kẹo, bánh, nấu chè cùng với các loại đậu khác. Ngoài ra đậu phộng còn dùng làm thực phẩm dầu đậu phộng và dùng làm thuốc.
* Theo Đông y:
+ Các bộ phận của cây đậu phộng dùng làm thuốc rất quý là thân, cành, lá, hạt và màng bọc ngoài của hạt…đều là những vị thuốc đã được sử dụng từ lâu đời trong Đông y và trong dân gian.
+ Hạt đậu phộng có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng, tiêu đờm, điều hòa huyết khí, tiêu sưng, cầm máu, lợi tiểu, tăng tiết sữa, mát họng, giảm cholesterol, chống lão hóa.
+ Đậu phộng được dùng để chữa bệnh suy nhược (làm việc quá sức), lao lực, làm dịu các cơn đau bụng, và phối hợp với quế, gừng, làm dịu các cơn đau bụng kinh. Thân và lá dùng chữa bệnh trướng khí ruột kết.
+ Tuy nhiên cần chú ý, những người cơ thể hàn thấp đình trệ và tiêu chảy kiêng ăn. Hoặc ăn nhiều đậu phộng rang quá sẽ dễ bị động hỏa (người cồn cào khó chịu). Tuyệt đối không ăn đậu phộng đã bị nấm mốc.
– Theo Tây y: Theo nghiên cứu của y học hiện đại, thành phần hóa học có trong đậu phộng bao gồm: Hạt chứa 3-5% nước, chất đạm 20-30%, chất béo 40-50%; chất bột 20%, chất vô cơ 2-4%. Dầu phộng bao gồm các glycerid của acid béo no, không no, acid oleic, acid linoleic, acid palmitic, acid stearic, acid hexaconic,
+ Các nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy: Hạt có những tác dụng: Tăng lực, bồi bổ cơ thể, hạ huyết áp, giảm mỡ máu và cầm máu. Vỏ lụa (lớp vỏ mỏng bao ngoài hạt) có tác dụng cầm máu, chữa xuất huyết, và kích thích tủy sống tạo ra tiểu cầu.