TÊN GỌI
– Tên thường gọi: Đậu đen (Miền Nam), Đỗ đen (Miền Bắc).
– Tên gọi khác: [Vị thuốc] Ô đậu, Hắc đại đậu, Hương xị.
– Tên tiếng Anh: Catjang cowpeas, Catjang.
ĐẬU ĐEN: Đậu đen có nguồn gốc ở Châu Phi, từ đó lan sang Châu Á. Hiện nay cây đậu đen cũng được trồng ở khắp các vùng trên lãnh thổ Việt Nam đặt biệt là Đà Lạt và các cánh đồng rộng lớn của Miền Tây. Đậu đen là cây thân thảo, sống hằng năm, thân cao 50-100 cm, Lá kép gồm 3 lá, hoa màu tím nhạt, hạt có vỏ màu đen, nhân hạt trắng.
Hạt đậu đen có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng các axit amin cần thiết trong Đậu đen cũng rất cao. Trong 100g Đậu đen có 0,97g lysin, 0,31g metionin, 0,31g triptophan, 1,16g phenylanin, 1,09g alanin, 0,97g valin, 1,26g leuxin, 1,11g
Công dụng của đậu đen. Ở Việt Nam hạt đậu đen được xem là loại thực phẩm bổ dưỡng cao cấp. Món ăn có đậu đen vừa có giá trị bổ dưỡng vừa là bài thuốc thanh lọc và làm mát cơ thể. Hạt đậu đen được sử sụng trong các món ăn như: Cháo đậu đen, cơm nếp hay xôi đậu đen, chè đậu đen, thịt hầm đậu đen, ngoài ra đậu đen còn được dùng trộn với nếp để gói bánh tét, bánh ú, bánh lá dừa. Bên cạnh đó đậu đen còn dùng làm thuốc chữa bệnh.
Theo Đông y: Đậu đen tính hơi ôn (ấm), vị ngọt, qui kinh Thận, có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể. Nhiều sách cổ viết rằng ăn đậu đen chữa được chứng thủy thũng, tê thấp, bổ thận, giải độc cơ thể, phụ nữ dùng lâu ngày thì làm đẹp dung nhan. Ngoài ra theo đông y thận khí là cội nguồn sinh hóa của cơ thể. Dùng đậu đen lượng nhỏ hàng ngày có thể duy trì sự hoạt động của thận được bền bỉ ổn định lâu dài giúp da dẻ luôn được hồng hào tươi trẻ, thần khí vững vàng, râu tóc đen nhánh, gân xương rắn chắc
Theo Tây y: Đậu đen là nguồn bổ sung protein tốt cho cơ thể, không có chứa hàm lượng calo quá cao và nhiều chất béo như các loại thực phẩm gốc động vật nên nó rất có lợi cho nhóm người ăn kiêng.
Trong số những loại thực phẩm giàu chất xơ thì đậu đen được xem là “ứng cử viên” đầu bảng, rất có ích cho quá trình chuyển hóa glucose ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Sự có mặt của chất xơ còn làm giảm cholesterol, nó liên kết với acid mật – thành phần làm tăng cholesterol. Do không được cơ thể hấp thụ nên khi đào thải ra ngoài, chất xơ mang theo cả acid mật và kết quả hàm lượng cholesterol của cơ thể giảm theo.
Ngoài ra đậu đen còn có tác dụng khử độc sunlfates, chứa nhiều các chất chống oxy hoá, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tăng cường năng lượng cho cơ thể, ổn định đường huyết, tăng cường sắt và măng-gan cho cơ thể.