–Tên thường gọi: Đậu xanh (Miền Nam), Đỗ xanh (Miền Bắc)
–Tên gọi khác: Đậu chè
–Tên tiếng Anh: Mung bean, Moong bean, Green gram,
ĐẬU XANH: Tên khác là Mung bean là cây thân thảo nhỏ, mọc đứng, sống quanh năm. Thâ
n cao 40 – 80 cm, cành phát triển nhiều cấp. Bắt đầu có nụ hoa sau 18 – 21 ngày, hoa nở sau 35 – 40 ngày, mỗi ch
ùm
có 16 – 20 hoa màu vàng lục thuộc loại quả giáp, hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều, có lông, mỗi quả có khoảng 5-10 hạt. Hạt hình tròn hơi thuôn, kí
ch thước nhỏ, đường kính khoảng 2-2,5 mm, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa. Ở Việt Nam đậu xanh được trồng trong khắp cả nước từ Bắc vào Nam.
Công dụng của đậu xanh: Trong đậu xanh còn chứa nhiều loại đườ
ng, chủ yếu là saccharose, trong đó hàm lượng glucose chiếm ưu thế hơn so với fructose. Ngoài ra, chất béo của hạt đậu xanh có giá trị sinh học tương đối cao vì trong thành phần của nó có 20 acid béo trong đó chứa nhiều acid béo chưa no không thay thế như acid linoleic và acid linolenic. Đậu xanh có nguồn vitamin khá đa dạng như A, B1, B2, C, niacin và muối khoáng.
* Hạt đậu xanh dùng làm thực phẩm: Hạt đậu xanh còn nguyên vỏ hoặc đã tách vỏ được chế biến nhiều món ăn: Cháo đậu xanh, thịt hầm đậu xanh, cơm nếp đậu xanh, xôi đậu xanh, xôi vò, chè đậu xanh, sinh tố đậu xanh:
* Hạt đậu xanh không vỏ dùng làm bánh: Hạt đậu xanh bốc vỏ có thể được dùng làm nhân bánh được gói trực tiếp trong gạo nếp như bánh dày, bánh chưng, bánh tét, bánh ú, bánh lá dừa…Do thời gian hấp bánh lâu nên hạt đậu tự rả và đóng thành khối trong nhân bánh tét nhân đậu xanh, bánh lá dừa…
* Giá đậu xanh, một loại rau tuyệt vời: Giá đậu xanh là món rau tru
yền thống ở Việt Nam, đặc biệt ở Nam Bộ. Các chợ rau và các quầy rau trong siêu thị luôn có bày bán giá tươi.
* Rau mầm từ đậu xanh: Do hạt đậu xanh mọc mầm nhanh, đồng loạt và tỷ lệ nẩy mầm cao (gần 100%) nên được dùng để trồng rau mầm rất đạt hiệu quả. Rau mầm có thể ăn sống, xào, nấu đều rất ngon và bổ dưỡng. Hiện nay nhiều nước đã phát triển rau mầm như một nguồn rau sạch và an toàn, trong đó chủ yếu là rau mầm từ hạt đậu xanh.
* Hạt đậu xanh dược dùng làm thuốc
* Theo Đông y:
– Đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, không độc, có công dụng thanh nhiệt, mát gan, điều hòa ngũ tạng, bổ nguyên khí, giải được nhiều thứ độc, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, mát buồng mật, bổ dạ dày, thích hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát, người nóng, thấp nhiệt, ung nhọt, viêm tuyến má, đậu mùa, nhìn mọi vật không rõ. Đậu xanh thường được sử dụng dưới dạng nấu cháo ăn hoặc nấu nước uống khi bị cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng.
– Bên cạnh đó, đậu xanh còn có ích cho người hay bị các loại bệnh nhiệt ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, cholesterol máu cao, viêm gan mãn tính, say rượu… Tác dụng thanh nhiệt giải độc của vỏ đậu xanh còn cao hơn thịt hạt đậu.
* Theo Tây y:
– Các nghiên cứu khoa học ngày càng đưa ra nhiều kết quả cho thấy tác dụng tích cực của đậu xanh đối với sức khỏe con người. Do đó, ngày nay đậu xanh được mệnh danh là “Thực phẩm của tương lai”.
– Theo y học hiện đại, đậu xanh có thành phần dinh dưỡng rất cao. Bên cạnh thành phần chính là protid, tinh bột, chất béo và chất xơ, đậu xanh chứa rất nhiều vitamin như vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic; và các khoáng tố gồm Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu, …
– Đậu xanh là loại thức ăn nhiều kali, ít natri. Người thường xuyên ăn đậu xanh và chế phẩm của đậu xanh huyết áp sẽ giảm. Trong đậu xanh còn có thành phần làm hạ mỡ máu hữu hiệu, giúp cho cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp, đồng thời có công hiệu bảo vệ gan và giải độc.